Hơn 80% giới trẻ nữ Nhật Bản quay lưng Android, chọn iPhone
Viện nghiên cứu MDD Nhật Bản đã thực hiện một cuộc khảo sát về lựa chọn nền tảng di động vào tháng 9/2023 và nhận thấy hơn 80% giới trẻ nữ Nhật Bản chỉ sử dụng iPhone.
Những người nữ trẻ tuổi ở Nhật Bản được ghi nhận có độ tuổi từ 18 đến 29. Cũng theo cuộc khảo sát, điện thoại Android được nam giới Nhật Bản có độ tuổi trên 40 ưa chuộng nhất. Cuộc khảo sát được thực hiện với 40.000 người dùng có độ tuổi từ 18 đến 69.
iPhone luôn được giới trẻ tại Nhật Bản ủng hộ.
Kết quả cho thấy, lượng người dùng iPhone là 50%, trong khi Android là 49,7% và 0,3% còn lại thuộc về các nền tảng khác. Tuy nhiên, khi chia theo nhóm tuổi, có hơn 70% người từ 18 đến 29 tuổi sử dụng iPhone và nó đặc biệt được nữ giới ưa chuộng với 84,9% phụ nữ có độ tuổi 1X chỉ sử dụng iPhone và 81,9% phụ nữ trong độ tuổi 20-29 chỉ sử dụng iPhone.
Mặt khác, người có độ tuổi càng lớn thì càng có tỷ lệ sử dụng Android cao hơn, lên đến 60,3% ở độ tuổi trên 40, 60,7% ở độ tuổi 50 và 62,4% ở độ tuổi 51-60. Vậy tại sao tỷ lệ thay đổi Android lại có sự thay đổi tại Nhật Bản? Phải chăng nữ giới Nhật Bản nghi ngờ Android và chỉ tin tưởng dùng iPhone? Dưới đây là một số lý do.
Trong khi điện thoại Android trở thành lựa chọn của những người trung niên.
Lý do đầu tiên, đó là không muốn trở nên đặc biệt giữa đám đông. A, một nữ sinh đại học giải thích lý do chọn iPhone: “Bố mẹ tôi đều dùng Android. Khi còn học đại học, tôi thậm chí còn không thẻm để ý đến việc mua một chiếc smartphone. Gia đình muốn tôi sử dụng chiếc điện thoại Android cũ của bố tôi, nhưng tôi không quen với nó. Tất cả các bạn cùng lớp của tôi đều sử dụng iPhone. Tôi không muốn mọi người nghĩ rằng tôi là một kẻ lập dị. Tôi đã nói với bố tôi điều đó và nói rằng hãy mua cho tôi một chiếc iPhone. Cuối cùng, tôi đã thành công”.
Được biết, người Nhật rất sợ nổi bật giữa đám đông. Quần áo, sở thích, lời nói và hành động phải giống hệt như những người cùng lứa tuổi của họ, nếu không họ sẽ bị coi là “người ngoài hành tinh”. Thậm chí còn có thuật ngữ “bắt nạt AirDrop” giữa các nhóm bạn bè, tức là mọi người đều chụp ảnh bằng smartphone của mình và chia sẻ với AirDrop, nhưng nếu sử dụng Android, họ sẽ không nhận được việc chia sẻ và như bị cô lập.
Giới trẻ Nhật Bản không muốn mình trở nên “nổi bật trước đám đông”.
Lý do thứ hai, iPhone có thêm phụ kiện để làm nổi bật cá tính của mỗi người. A giải thích: “iPhone có nhiều lựa chọn ốp điện thoại hơn, tất cả đều có thể làm nổi bật cá tính của người dùng. Hơn nữa, một chiếc iPhone có thể sử dụng được vài năm. Mua về, nó sẽ bền hơn. Sau khi thay vỏ, nó sẽ mang đến cảm giác mới mẻ trở lại”.
Lý do thứ ba nằm ở cảm giác sử dụng Android khó khăn và không ai có thể dạy cho người mới làm quen cách sử dụng. A cho biết: “Android cảm thấy rất khó sử dụng, xung quanh tôi cũng không có bạn bè nào sử dụng. Nếu không biết sử dụng, tôi phải nhờ người khác chỉ dẫn cách sử dụng, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng nó”. Còn với B, một nam sinh 20 tuổi, chia sẻ: “Khi tôi đến cửa hàng điện máy, nhân viên bán hàng nói rằng Android rất khó sử dụng, họ chỉ tôi dùng iPhone và cuối cùng tôi đã chọn nó. Mặc dù vậy, khi tôi được tiếp xúc nhiều với Android tại nơi làm việc và nhận thấy nó không phải là khó sử dụng. Vấn đề là, rất nhiều người Nhật đều cho rằng Android rất khó sử dụng nên nó đã trở thành định kiến xã hội”.
iPhone có vô số các lựa chọn vỏ bảo vệ.
Cuối cùng, Android được những người có độ tuổi trung niên sử dụng nhiều hơn. Một người đàn ông 40 tuổi cho biết, những năm gần đây, anh nhận thấy Android ngày càng dễ sử dụng hơn, có nhiều thương hiệu khác nhau để mình có thể lựa chọn máy tùy theo khả năng tài chính và hiệu năng yêu cầu. Hơn nữa, khi con người già đi, họ không quan tâm nhiều đến việc phải giống người khác mà thực ra họ đưa ra lựa chọn dựa trên nhu cầu của bản thân.