Đánh Giá

Zigbee là gì? Những điều bạn cần biết về Zigbee trước khi bước vào “thế giới” Smarthome

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì những thiết bị thông minh sử dụng trong gia đình ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để điều khiển hết những thiết bị này thì rất khó khăn và phức tạp. Chính vì thế, sóng Zigbee đã ra đời để giúp bạn kết nối những thiết bị “Smart” trong gia đình lại với nhau. Vậy công nghệ Zigbee là gì? 

Để biết thêm về công nghệ Zigbee là gì? Các bạn hãy cùng Dekey Vietnam tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé.

Công nghệ Zigbee là gì?

Công nghệ Zigbee là gì?

Zigbee là một giao thức với hệ thống mạng không dây, mở toàn cầu cho công nghệ không dây. Được thiết kế và phát hành với mục đích để sử dụng tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số cho những mạng khu vực cá nhân – PAN (Personal Area Network), được phát triển bởi ZigBee Alliance vào năm 1998.

ZigBee tuân theo đặc điểm kỹ thuật IEEE 802.15.4 để tạo mạng yêu cầu tốc độ truyền dữ liệu thấp, tiết kiệm năng lượng và kết nối mạng an toàn. Nó được sử dụng trong nhiều ứng dụng như hệ thống nhà thông minh, hệ thống sưởi và làm mát, và thiết bị y tế.

Công nghệ Zigbee là gì?

Đây là chuẩn sử dụng tín hiệu vô tuyến tần số ngắn, bao gồm một lớp vật lý và một lớp địa chỉ MAC, tương tự như chuẩn 802.15.4. Bạn có thể hiểu đơn giản là Zigbee = ZigZag + Bee, một giao tiếp ZigZag tương tự như tổ ong.

Ngoài ra, Zigbee còn xây dựng các lớp bổ sung để các thiết bị của các hãng khác nhau có thể nhận ra nhau và kết nối với nhau dễ dàng hơn.

Zigbee có những lợi ích nào?

Zigbee có khả năng truyền tải tín hiệu xa và ổn định nên nó được nhiều người ưa chuộng, áp dụng rộng rãi trong ngành tự động hóa, đặc biệt đối với những hệ thống nhà thông minh. Dưới đây là một số lợi ích mà ZigBee mang đến với người dùng:

Zigbee có những lợi ích nào?

  • Lắp đặt dễ dàng: Những thiết bị sử dụng ZigBee lắp đặt rất dễ dàng.
  • Có khả năng kết nối Iternet: Khi sử dụng thiết bị được ứng dụng Zigbee, bạn có thể dễ dàng điều khiển những thiết bị này một cách dễ dàng dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
  • Tiết kiệm năng lượng: ZigBee giúp tiết kiệm điện năng tối đa nên giúp người dùng tiêu thụ rất ít năng lượng.
  • Khả năng mở rộng cực lớn: Những thiết bị được áp dụng công nghệ Zipbee có khả năng kết nối lại với nhau và tạo thành vùng phủ sóng cực lớn, khiến cho những thiết bị thông minh kết nối với nhau
  • Sử dụng mã hóa AES-128 với độ bảo mật cực kỳ cao.
  • Dễ dàng mở rộng: Trong cùng một hệ thống, Zigbee có khả năng mở rộng lên đến 65,000 thiết bị.

Những thiết bị nào được áp dụng công nghệ Zigbee?

Bạn có thể bắt gặp những sản phẩm tương thích với Zigbee ngay trong không gian nhà bạn của các thương hiệu nổi tiếng như Amazon, Philips, Nokia, Bosch, Osram, HoneyWell, IKEA, Lutron,… Mặc dù vậy, để những thiết bị được kết nối tốt và hiệu quả nhất thì hãy chọn những thiết bị của cùng một hãng.

Những thiết bị nào được áp dụng công nghệ Zigbee?

Ngày nay, có rất nhiều công ty tại Việt Nam áp dụng Zigbee vào việc tự động hóa cho không gian gia đình. Thông thường, sóng Zigbee hoạt động tốt và ổn định nhất đối với những ngôi nhà không quá rộng , không có quá nhiều lớp tường. Bởi vì, nếu như sóng Zigbee gặp quá nhiều vật cản trở thì tín hiệu truyền đi sẽ bị giảm.

Những thiết bị nào được áp dụng công nghệ Zigbee? hình 2

Đối với các dự án lớn hơn, tín hiệu thu phát Zigbee có thể được thêm vào thông qua thiết bị Zigbee Repeater để nâng cao phạm vi phủ sóng.

Ngoài những điểm mạnh thì Zigbee có điểm hạn chế đó là khi sử dụng chỉ nên truyền dưới 10 thiết bị. Vì khi quá nhiều thiết bị cùng lúc hoạt động sẽ gây nên tình trạng cháy nổ.

Lúc nào thì nên sử dụng WiFi và khi nào sử dụng Zigbee?

Ứng dụng của Zigbee

Ưu điểm là khả năng kết nối mạng mesh cho phép và hỗ trợ người sử dụng một cách rộng rãi ở hệ thống nhà thông minh. Zigbee hoàn hảo nếu ứng dụng kiểm soát và thu thập các thiết bị của bạn yêu cầu sự ổn định và khả năng mở rộng trên nhiều thiết bị.

Ứng dụng của Zigbee hình 1

Kết nối mạng ZigBee của bạn với Ethernet để giám sát từ xa và còn có gateway hỗ trợ giao thức Zigbee. Việc triển khai hiện tại là hoàn toàn khả thi nếu chúng ta có nhiều mạng tế bào, mỗi mạng chứa vài nghìn node Zigbee và được đưa đến một trung tâm dữ liệu để xử lý.

Do mức tiêu thụ điện năng thấp, chúng ta không cần phải cấp nguồn liên tục cho nút nhưng nó có thể tồn tại trong nhiều năm bằng pin.

Ứng dụng của Zigbee hình 2

Bên cạnh đó, việc thống nhất giao thức Zigbee 3.0 sẽ tạo cơ hội cho tất cả các thiết bị của các hãng khác nhau có thể tương thích với nhau dựa vào tiêu chuẩn Zigbee.

Hiện tại, những hãng nổi tiếng đã cho ra mắt các sản phẩm thông minh dựa trên nền tảng Zigbee 3.0. Mong đợi sự bùng nổ của các thiết bị thông minh Zigbee trong tương lai gần.

Ứng dụng mạng wifi

Khi sử dụng wifi để giám sát và điều khiển những thiết bị thông minh đã quá phổ biến. Nhưng việc này thật sự không phải là một phương án tối ưu. Một vài ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao như camera, xử lý ảnh,… cần dò tìm và truyền dữ liệu cao về trung tâm thì chúng ta nên sử dụng wifi.

Ứng dụng mạng wifi

Sử dụng wifi sẽ đồng bộ với thiết bị hiện có, khả năng mở rộng sẽ khó khăn và sẽ tốn kém đối với các hệ thống không yêu cầu tốc độ cao.

Tạm kết

Như vậy, Dekey Vietnam đã chia sẻ cho các bạn những thông tin về công nghệ Zigbee là gì? Lợi ích của công nghệ Zigbee mang lại cho không gian nhà ở của bạn. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về sóng Zigbee. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết ngắn này. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button
Close